Bao bì và câu chuyện định vị sản phẩm
Bao bì và định vị sản phẩm
Trong một thời gian dài, nông sản của Việt Nam được xuất khấu sang một nước thừ 3, các nhà buôn quốc tế chỉ thay bổi kích thước bao bì và nhãn mác cho phù hợp với thị trường đích (destination, local market), từ đó họ đã tự tạo ra một giá giá trị thặng dư vượt trội mà nhà xuất khẩu hay nông dân sản xuất không thể ngờ tới.
Cụ thể như gạo Việt Nam sau khi xuất qua Hongkong, thương nhân đóng bao bì nhỏ 1- 2 kgs sau đó đưa vào các chuỗi siêu thị để bán lẻ, và đó là tình huống phổ biến. Tuy nhiên cách đây hơn 10 năm một công ty xuất khẩu gạo chuyên nghiệp cũng đã nỗ lực thâm nhập thị trường đích và chủ động lam bao bì, nhãn mác chuyên nghiệp để từng bước chiếm lĩnh các hệ thống bán lẻ bằng bao bì nhãn mác của mình.
Đó là công ty Lotus Rice mà chúng tôi có dịp làm việc và hỗ trợ trong thiết kế bao bì, gọi là bao bì tiêu dùng (consumer pack) với kích thước 1kg, 2 kg… phân biệt với trader pack (bao bì cho nhà buôn) thường có kích thước 50kg hay 100kg thậm chí là jumbo pack 500kg.
Cùng một loại sản phẩm, có thể có đế 3-5 kích thước bao bì khác nhau, phù hợp thói quen mua sắm của từng nhóm khách hàng… kinh nghiệm thành công của FMCG trong chế biến nông sản…
Cấu trúc nhận diện thương hiệu trên bao bì
Về cơ bản có 3 nấc trong cấu trúc bao bì theo chiều dọc, theo lối thiết kế cổ điển có thể sắp đặt thứ tự như sau:
Nấc 1 (logo trên cùng): Nhận diện sơ cấp chủ đạo, thường là logo và tên thương hiệu chính. Chú ý thương hiệu chính không nhất thiết phải là tên công ty, nó thường khái niệm là một nhãn hiệu sản phẩm bao trùm.
Nấc 2: Nhãn hiệu sản phẩm hay chủng, nhóm này không nhất thiết phải đạt tư cách nhãn độc quyền. Ví dụ Tomato Ketchup vốn là một tên thông dụng, không độc quyền, vì đã có yếu tố nhãn hiệu độc quyền ở vị trí master (HEINZ). Theo cấu trúc ngữ pháp thông dụng tiếng Anh, thói quen là danh từ riêng đứng trước (‘s sở hữu cách) và tên sản phẩm (ketchup) đứng sau.
Nấc 3: Thường là hình ảnh minh hoạ cho một biến thể. Hình ảnh thiết kế rất quan trọng về hiệu quả thị giác khi mua sắm, vì thông thường người tiêu dùng, dù chưa biết tên thương hiệu, cũng có thể nhận ra công dụng sản phẩm mà mình mong muốn. Do đó việc chọn lựa hay sáng tạo và nhiếp ảnh chuyên nghiệp để có một hình ảnh minh họa là hế sức cần thiết.
Xem thêm: Hộp giấy carton – “Chiếc áo lụa” cho sản phẩm hấp dẫn
Bao bì – từ đơn giản đến nghệ thuật tinh tế
Có rất nhiều lĩnh vực nghệ thuật, mỹ thuật ứng dung trong ngành bao bì hiện đại của thế giới. Điều chúng tôi ngạc nghiên là hệ thống các trường cao đẳng công nghiệp không đưa ngành bao bì vào hệ thống đào tạo chính quy.
Chỉ có một số ít trường cao đẳng có chuyên ngành này, đơn cử như Cao đẳng mỹ thuật Đồng Nai. Ngay như một môn thủ công sơ cấp phổ biến như nghệ thuật xếp giấy (origami) nếu biết ứng dụng trong thiết kế bao bì cũng có thể mang lại những hiệu ứng thẩm mỹ giúp nâng cao giá trị sản phẩm.
Nổi bật trong năm 2017 và các năm vừa qua là những nỗ lực trong ngành mỹ thuật đồ họa, một số công trình tiêu biểu sau đây:
1. Nhóm các nhà sản xuất Chocolate (từ Pháp) ứng dụng bao bì giấy thủ công (loại giấy gói Cốm ngày Tết) cho bao bì Chocolate nhãn hiệu Marou, được nhiều báo chí thế giới công nhận là một trong những dòng sản phẩm Chocolate ngon nhất thế giới.
2. Các dòng sản phẩm đã và đang chú trọng nâng cấp bao bì, hoa văn hoạ tiết và chất liệu: bánh Trung Thu, rượu Vang, phong bao Lì-xì Tết, Trà và nhiều loại Nông sản chế biến…
3. Hoa văn ứng dụng từ họa tiết Mỹ thuật Tranh Đông Hồ mở ra rất nhiều ứng dụng thực tế nâng cấp và tạo bản sắc cho Bao bì & Sản phẩm Việt Nam: áo dài, giấy gói quà, hộp quà, bao bì sản phẩm, vải và họa tiết trang trí…
4. Đồ hoạ và Thiết kế Việt Nam bước đầu đi vào thị trường thế giới: Nhà thiết kế Công Trí, Thái Nguyễn (Hoa Kỳ) đã chinh phục bằng các thương hiệu thiết kế áo dài, Lụa Thái Tuấn và các Làng Dệt Luạ Truyền thống, Đồ họa Trúc Chỉ mặt nạ Tuồng đạt giải thưởng tại Mỹ (mentor bởi Nguyễn Tri Phương Đông)…
Xem thêm: Những lợi ích của phương pháp in offset bao bì carton
Quản lý Nhà nước theo Luật ghi nhãn hàng hoá
Một xã hội văn minh ngày nay đơn giản chỉ cần đo bởi số lượng hay tỷ lệ % sản phẩm có bao bì nhãc mác chuyên nghiệp. Và ngược lại đối với một quốc gia kém phát triển thì tỷ lệ sản phẩm thô, bộ mặt thương mại xập xệ nhếch nhác…hàng hoá bán lẻ tràn lan không có tem nhãn hợp pháp hay bao bì sai quy định, hay hàng nhái, hàng lậu, hàng giả và không tuân thủ pháp luật về ghi nhãn hàng hoá.
Nhận thức của các cơ quan quản lý nhà nước (nhất là) ở các địa phương (cấp huyện xã) hiện nay nhìn chung vẫn còn thấp. Quản lý ở cấp này hầu như chưa hiểu, không biết áp dụng Luật ghi nhãn hàng hoá là cơ sở quản lý nhà nước cơ bản để quản lý hợp pháp tất cả hàng hóa lưu đông trên địa bàn.
Những sản phẩm có bao bì đẹp mắt, chỉn chu giúp nâng tầm giá trị thương hiệu
Đây là vấn đề cốt yếu xảy ra hàng loạt những sai phạm về vệ sinhg an toàn thực phẩm, hàng lậu, rượu giả, lưu thông hàng giả…ảnh hướng cả về sức khoẻ người tiêu dùng, cho đến khả năng cạnh tranh lành mạnh của các doanh nghiệp, nông dân, nhà sản xuất chân chính và có đạo đức.
Xem thêm: Bao bì nhãn mác cho nông sản chế biến
Pháp lệnh và Luật ghi nhãn hàng hoá đã có mặt từ năm 2001 tại Việt Nam, nhưng nhiều cán bộ quản lý cơ sở hình như chưa hiểu Luật này. Chưa kể những cán bộ quản lý thoái hoá và trục lợi.
Điều cần thiết theo chúng tôi là tập huấn bắt buột đối với quản lý thị trường, cán bộ cấp huyện xã về Luật ghi nhãn hàng hoá để có thể một mặt hướng dẫn cho bà con nông dân, một mặt truy tìm những cơ sở sản xuất kinh doanh không tuân thủ Pháp luật… là công cụ thiết thực, minh bạch và lành mạnh hóa môi trường kinh doanh hội nhập.
Nguồn: Brandsvietnam
Liên hệ đặt thùng carton, hộp carton, bao bì carton đóng hàng xuất khẩu:
IN BAO BÌ KHANG THÀNH
Hotline: 077 8878 222
Email: info@inankhangthanh.vn